Từ ngày mất đi ánh sáng từ đôi mắt, cuộc sống của nam sinh dò dẫm trong bóng tối. Khánh phải tập làm quen với mọi thứ, bắt đầu từ việc cầm nắm các vật xung quanh…
"Khi mới biết mình mất thị lực, em cảm thấy mệt mỏi, áp lực. Em suy sụp, khóc nhiều. Nhưng mẹ chỉ có mình em là chỗ dựa nên em nghĩ mình phải vượt lên hoàn cảnh. Lúc đầu em không dám chạm chân xuống đất để bước đi, nhưng sau đó em tập hát, học chữ nổi và bắt đầu định hình lại mục tiêu cuộc sống của mình”, Khánh nói.
12 năm học phổ thông, Khánh luôn có mẹ và bà ngoại đồng hành. Mẹ em là người phụ nữ khiếm thị, chỉ nhìn được các vật ở khoảng cách gần nhưng suốt quá trình học, chị Tình luôn đạp xe dẫn Khánh đến lớp đều đặn.
Khánh nói, sau giờ học ở lớp, bà ngoại sẽ hỗ trợ em đọc bài trong sách giáo khoa. “Đến lớp em tập trung ngồi nghe giảng, vì em không thể ghi chép nên được các giáo viên, bạn bè hỗ trợ rất nhiều. Mọi người luôn dành tình yêu, quan tâm em một cách đặc biệt. Về nhà, bà ngoại sẽ đọc sách giáo khoa cho em nắm lại kiến thức”, nam sinh cho hay.
Nỗ lực vươn lên học tập, thành quả ngọt ngào đến với Khánh với việc 12 năm liền em đều đạt học sinh giỏi toàn diện. Ngoài ra, em vinh dự nhận được nhiều giải thưởng như đạt giải 3 cuộc thi “Ươm hạt giống tâm hồn”; Đạt giải nhì cuộc thi “Go with you” do mạng lưới khiếm thị Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.
Năm 2023, em là 1 trong 10 học sinh được Tỉnh đoàn Hà Tĩnh và Sở GD-ĐT Hà Tĩnh tuyên dương học sinh vượt khó…
Cũng trong năm 2023, Khánh là đại biểu nhỏ tuổi nhất, 1 trong 21 cá nhân tiêu biểu toàn tỉnh được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Năm 2024, em được kết nạp vào Đảng khi đang là học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng…
Chia sẻ về dự định ngành học sau khi được 6 trường đại học tuyển thẳng, nam sinh Đỗ Nam Khánh cho hay, em sẽ theo học Ngành công tác xã hội, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) để thực hiện ước mơ.
Chị Nguyễn Thị Thanh Tình, mẹ của Nam Khánh, chia sẻ: “Sắp tới tôi sẽ đưa con ra Hà Nội nhập học. Tôi đang nhờ mọi người kết nối để tìm nhà trọ cho con. Hành trình phía trước đầy khó khăn nhưng tôi mong con luôn vững vàng, vượt khó để chiến thắng số phận”.
Một trong số những độc giả gửi ý kiến về VietNamNetcó anh Nguyễn Văn Hoàng, đang sinh sống và làm việc tại Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Anh Hoàng cho biết 6 năm rồi, anh tham gia vào hội phụ huynh học sinh của lớp con gái với vai trò trưởng ban.
"Ngoài chức năng hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm, thu - chi để có quỹ hoạt động cho các cháu trong lớp, chúng tôi còn thành lập hội nhóm phụ huynh luôn nhắc nhở các cháu học bài và làm bài tập trên lớp.
Đích thân tôi thường giải những bài Toán khó đưa lên nhóm cho các cháu tham khảo thêm. Những công thức toán, những ghi nhớ đều được hội phụ huynh đưa vào hội nhóm để cho các cháu tham khảo.
Nhờ thế, hội phụ huynh được sự nhất trí cao vì ngoài mục đích thu tiền, chúng tôi còn hỗ trợ học tập cho các cháu. Có cháu nào trong lớp bị hổng kiến thức, chúng tôi tìm cách hỗ trợ, bảo đảm cho các cháu không bị bỏ lại phía sau so với các bạn khác.
Theo tôi, hội phụ huynh phải là những người có nhiệt huyết. Ngoài "chức năng" thu - chi, hội phụ huynh còn phải hỗ trợ học tập trong lớp, giúp đỡ các cháu học tập tốt hơn. Nếu làm được như thế, chắc chắn hội phụ huynh sẽ được sự đồng thuận cao" - anh Hoàng khẳng định.
Độc giả Minh Đức cho rằng sở dĩ có hội phụ huynh để kêu gọi đóng góp quỹ, lo việc này, việc kia... chủ yếu vì hệ thống các trường học phổ thông còn có quá nhiều thiếu thốn, cơ chế còn nhiều bất cập.
Theo anh Đức, hiện nay "cơ sở vật chất trường học chưa đáp ứng được nhu cầu, kinh phí duy tu, bảo dưỡng hạn chế, các chương trình ngoại khóa, chăm lo cho các cháu nghèo nàn, thiếu ngân sách... Đời sống của giáo viên còn rất khó khăn".
"Tôi không phải thầy giáo nhưng mỗi khi nghĩ đến chữ "thầy" đều cảm thán, thở dài. Có 2 nghề được gọi là "thầy" là nghề giáo và bác sỹ đều nhận được rất ít sự thông cảm mà nhiều tiếng chê trách, phê phán của xã hội, những điều lẽ ra họ không đáng phải chịu đựng.
Có ai làm thầy mà không suy nghĩ, buồn tủi khi phải đối diện với những mũi dùi của cả xã hội như vậy? Nếu không vì sự thiếu thốn, vì cơ chế, chẳng thầy cô nào sẵn lòng đứng ra là các công việc chúng ta quen gọi, quen làm là "xã hội hóa".
Đâu đó có sự thái quá, lạm thu... nhưng xét đến cùng, nguyên nhân của mọi việc là do chúng ta đã không chăm lo được đầy đủ cho giáo dục, y tế. Nếu cứ tiếp tục như vậy, sợ rằng đến một lúc nào đó sẽ chẳng còn ai muốn chọn những ngành nghề này nữa. Khi đó, người chịu thiệt, chịu khổ chính là chúng ta, con cháu chúng ta" - anh Đức bày tỏ.
Những điều khiến hội phụ huynh bị "tẩy chay"
Tuy nhiên, phần đông ý kiến gửi về VietNamNet vẫn bày tỏ sự thất vọng về hoạt động của loại hình tổ chức này, với một loạt câu chuyện cụ thể để minh chứng.
Trong đó, ý kiến của độc giả tên Đặng nhận được nhiều sự đồng tình: "Người hay suy nghĩ, cẩn trọng, không muốn phiền lụy người khác hay không mưu cầu lợi ích cho con mình sẽ chẳng ai vào trong cái hội này cả. 10 buổi họp, cả 10 buổi chỉ xoay quanh chủ đề tiền".
Chia sẻ thêm, độc giả này cho biết "Còn nhớ, hội trưởng của lớp con tôi luôn nói: "Chúng ta đừng để cô chủ nhiệm ngại với Ban giám hiệu" hoặc "Anh chị đóng tiền quỹ hiếu học chứ đừng để Ban giám hiệu đòi", hay: "Sắp tới 20/11 nên mình tính cô chủ nhiệm và cô bộ môn chính là..., còn các môn phụ là...".
Hết 20/11 sẽ là Tết Âm lịch, ngày 8/3... Điều mệt mỏi là "đóng tiền cho các con tổ chức các hoạt động" nhưng cuối năm đọc bảng chi - thu thì té ngửa vì chi cho giáo viên nhiều gấp nhiều lần chi cho học sinh.
Anh Đặng cho rằng: "Đã đến lúc chúng ta nên mạnh dạn cương quyết bỏ hội này. Ban giám hiệu các trường cũng đừng "đua đòi" trường mình phải thế này phải thế kia mà nên liệu cơm gắp mắm.
Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT muốn trình độ giảng dạy, học tập được ổn định bắt buộc phải có giải pháp về đầu tư trang thiết bị. Các phụ huynh cũng đừng nên "đề nghị" này nọ khiến mọi thứ xáo trộn vì trong một lớp đều có các hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta cũng đừng suy nghĩ đây là tự nguyện vì không có cha mẹ nào muốn con mình tủi phận cả".
Độc giả Lê Thanh Trung nhớ lại: "Ngày xưa, tôi đi học trường làng nghèo khó, nhưng khi trường cần mua cái trống mới, thầy hiệu trưởng cũng chỉ muốn trong nhà chỉ đóng góp một suất thôi, những đứa em của lứa ấy trở về sau không phải đóng nữa.
Bây giờ thì lạ lắm, phụ huynh phải đóng góp rất nhiều thứ sang trọng như ti vi, máy chiếu, máy điều hòa... nhưng nhiều khi con em mình vẫn phải ngồi học trên những chiếc ghế cập kênh, cái bàn mục chân mà không thấy ai ý kiến gì".
Độc giả Bách Khoa đóng góp thêm câu chuyện: "Hội trưởng phụ huynh lớp con tôi nói: "Ta đóng cho phong trào lớp con chúng ta nổi lên, đi đầu cho phấn khởi...". Ôi thôi, họp phụ huynh chỉ là tiền, còn cái khác là nói suông. Một bộ phận phụ huynh tổ chức các lớp ôn thi, thi vào cấp 3, con mình học kém nhưng thi này thi nọ không hiểu sao toàn nhất với nhì".
Còn theo độc giả Trần Hữu Vy: "Ăn chơi bao nhiêu cũng không đủ. Ban phụ huynh là những người giàu có thể các dịp lễ Tết chi nhiều tiền cho "đẹp mặt" và các giáo viên thoải mái. Nhưng nhiều phụ huynh không phải là giàu, khi gửi con hoặc cho con đi học cũng khó khăn vì học phí nên nếu cứ phải chi theo những phụ huynh có khả năng, họ khó đảm bảo.
Song điều này lại gây mâu thuẫn và đôi khi khiến các thầy cô phật ý, vì nghĩ rằng họ "bủn xỉn" chứ không thông cảm. Thế là con cái họ bị thầy cô có cái nhìn không "đẹp", đôi khi là thiếu cảm tình, trù úm nếu gặp thầy cô không rộng lượng".
Độc giả tiếp tục phân tích: "Cho nên, đừng lập ra hội này một cách chính thức nữa, đã có thông tin mạng rồi, mọi trao đổi về từng học sinh với gia đình có thể thực hiện trực tiếp. Lớp học là một tập thể nhỏ, nên thầy cô cũng cần duy trì các thủ tục một cách vừa phải và đơn giản. Ví dụ, không bày vẽ các dịp mừng sinh nhật một cách hoành tráng. Điều này giúp cho học sinh trong lớp thân thiết với nhau hơn và bình đẳng hơn, không có cảnh em này làm sinh nhật lớn, em khác nhà nghèo làm sinh nhật nhỏ, gây phản cảm trong ký ức tuổi thơ...".
Ban đại diện cha mẹ học sinh (hay hội phụ huynh) do giáo viên chỉ định hoặc các phụ huynh đề cử, bầu chọn. Bên cạnh những nỗ lực hỗ trợ học sinh, giáo viên, không ít hội phụ huynh bị cho là tiếp tay cho nạn lạm thu, gây quan điểm trái chiều. Bạn nghĩ gì về vấn đề này? Độc có thể gửi phản hồi dưới bài viết hoặc email [email protected]. Xin cảm ơn." alt=""/>Những điều gì khiến hội phụ huynh bị 'tẩy chay'?Vị hiệu trưởng dặn dò học sinh 4 điều. Thứ nhất, mọi khó khăn đều có thể được chia sẻ, đừng ngần ngại nói ra những suy nghĩ, cảm xúc của mình với thầy cô, bạn bè hoặc người thân. Chia sẻ không chỉ giúp các em cảm thấy nhẹ nhõm hơn mà còn giúp tìm ra giải pháp tốt nhất cho những vấn đề mình gặp phải. Thứ hai, mỗi ngày là một cơ hội mới, nếu hôm nay các em cảm thấy chưa làm tốt, hãy tin rằng ngày mai sẽ là một cơ hội để các em cố gắng và hoàn thiện hơn. Thầy cô luôn tin tưởng vào tiềm năng và nỗ lực của các em.
Thứ ba, giá trị của tình bạn và sự tử tế, hãy luôn quan tâm, lắng nghe và giúp đỡ bạn bè xung quanh. Một cử chỉ tử tế, một lời động viên của các em có thể tạo nên sự khác biệt lớn lao trong cuộc sống của một người.
Thứ 4, đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ, nếu cảm thấy áp lực, buồn bã hay lo lắng, các em có thể tìm đến thầy cô ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn hoặc đội ngũ tư vấn tâm lý. Thầy cô luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ các em.
Thầy Khương cũng nhắn học sinh rằng, “mỗi người đều đặc biệt và có giá trị riêng. Thành công không chỉ nằm ở kết quả học tập mà còn ở cách các em học yêu thương bản thân, đối mặt với khó khăn và lan tỏa niềm vui đến những người xung quanh".
Thầy cô kêu gọi đổi hoa quà cho mình bằng sách, vở cho học trò
Vì học sinh nghèo, nhiều hiệu trưởng ở TPHCM đã từ chối nhận hoa 20/11- một trong những ngày ý nghĩa nhất của người thầy. Ông Lê Hồng Thái, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Văn Trị từ chối nhận hoa ngày 20/11 mà mong muốn xin một món quà khác để gửi tới học sinh.
Ông gửi thư cho mạnh thường quân, cơ quan, doanh nghiệp và nêu rằng hàng năm, cứ đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, nhà trường nhận được rất nhiều lẵng hoa chúc mừng. Tuy nhiên, số hoa này chỉ dùng trong vài ngày thì vứt bỏ, rất phí phạm. Năm nay tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, nhà trường mong quý mạnh thường quân, quý doanh nghiệp, tổ chức thay vì tặng hoa thì xin đổi sang tặng tập vở, sữa và trang thiết bị thể dục thể thao để nhà trường khen thưởng cho học sinh. Đóng góp dù lớn hay nhỏ đều là nguồn động lực cho trường và học sinh.
Lý do ông Lê Hồng Thái từ chối nhận hoa vì trường ở khu vực còn khó khăn, chưa có điều kiện để khen thưởng học sinh. Vì vậy, ông mong muốn, những lẵng hoa chúc mừng sẽ được đối tác quy đổi thành sữa, tập vở, hiện vật cụ thể để nhà trường khen thưởng, khích lệ học sinh tham gia các hoạt động bổ ích.
Năm ngoái, 89 học sinh khó khăn của Trường THCS Nguyễn Văn Luông (Quận 6, TPHCM) không thể mua được thẻ bảo hiểm y tế năm 2024. Giá trị mỗi thẻ là 680.400 đồng. Ông Đinh Phú Cường, Hiệu trưởng trường, đã viết thư ngỏ gửi cơ quan, doanh nghiệp, phụ huynh, mạnh thường quân xin được đổi quà là hoa và bánh kem trong Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sang thẻ bảo hiểm cho học sinh.
Theo ông Cường, các doanh nghiệp, phụ huynh thường tặng bánh kem và hoa cho nhà trường, giáo viên vào dịp 20/11. Nhà trường rất trân quý tình cảm này. Nhưng sau 1-2 ngày, nhiều lẵng hoa phải bỏ đi trong khi số tiền các đơn vị dùng để mua tặng là không nhỏ.
Ông Cường kể, sau khi thư ngỏ được chia sẻ, nhà trường nhận niềm vui bất ngờ. Trong trường, các thầy cô là những người đầu tiên góp tiền để mua thẻ bảo hiểm cho học sinh. Nhiều doanh nghiệp, phụ huynh, mạnh thường quân cũng tặng quà cho trường, với số tiền có thể mua được hơn 200 thẻ bảo hiểm. Con số này vượt xa sự mong đợi trong thư ngỏ là 89 thẻ bảo hiểm cho 89 học sinh khó khăn.
" alt=""/>Những thầy cô từ chối hoa, quà để có sách, bút cho học trò